Ngủ là thời gian để các tế bào mô não hồi phục chức năng để sớm mai thức dậy, thực hiện các hoạt động phân tích, xử lý dữ liệu. Theo nghiên cứu: Sau khi bị mất ngủ, lượng oxy ở tế bào mô não giảm 13% ở đàn ông và 9% ở phụ nữ. Thời gian hồi phục oxy mô não chậm hơn thời gian hồi phục oxy bão hòa động mạch.
Mất ngủ kéo dài dẫn đến mệt mỏi, dễ cáu, khó chú ý và lý luận kém. Người bệnh thường thấy khó đi vào giấc ngủ, tỉnh táo lúc lên giường, càng sợ mất ngủ càng khó ngủ hoặc tỉnh dậy quá sớm (1 - 2 giờ sáng), rồi trằn trọc rất lâu không ngủ lại được.
Người bị mất ngủ dễ dẫn đến mệt mỏi, dễ cáu, khó chú ý và lý luận kém (Ảnh minh họa: Internet)
Nguyên nhân của chứng mất ngủ đa dạng và phức tạp: Có thể do tâm sinh lý bị xáo trộn, rối loạn cảm xúc, do lạm dụng thuốc và rượu, do bệnh lý đau, do ngừng thở hoặc giảm thở khi ngủ, đặc biệt ở những người bị giảm nồng độ oxy lên não - thiếu mãu não, huyết áp thấp, huyết áp cao. Trong đó, mất ngủ do thiếu máu não chiếm tới 90%, bệnh lý dai dẳng, khó điều trị, hay tái phát.
Tình trạng thiếu máu não (hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não) ngoài làm rối loạn giấc ngủ còn gây ra nhiều biểu hiện khác trên sức khỏe con người. Tùy thuộc vào mức độ và vùng thiếu máu của não mà cơ thể có những triệu chứng như: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nặng tai, đau cứng cổ, mỏi gáy và vai, tê các chi...
Thiếu máu não không phải chỉ gặp ở tuổi trung - lão niên. Người trẻ cũng có thể bị chứng này nhưng do sức khỏe còn tốt nên các triệu chứng dễ bị bỏ qua, khiến bệnh ngày càng nặng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!