Những ngày mưa xuân với thời tiết lạnh và ẩm là nguyên nhân chủ yếu làm tăng nguy cơ tái phát các bệnh xương khớp và khiến triệu chứng đau sưng nặng nề hơn nên người bệnh cần hết sức cảnh giác đề phòng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Lily & WeCare tham khảo những biện pháp phòng ngừa tái phát các bệnh xương khớp những ngày mưa xuân.
Vì sao các bệnh xương khớp tái phát và gia tăng vào những ngày mưa xuân?
Để áp dụng đúng phương pháp phòng ngừa tái phát các bệnh xương khớp những ngày mưa xuân, trước hết chúng ta cần hiểu vì sao kiểu thời tiết này lại làm bệnh trầm trọng hơn.
- Thứ nhất, những ngày mưa xuân có độ ẩm không khí rất cao, trời nồm, ẩm ướt, khi nóng khi lạnh... là nguyên nhân làm tái phát các bệnh xương khớp, đặc biệt là với người cao tuổi. Thuỷ thấp tích tụ và hình thành rồi xâm nhập vào các khớp, kích hoạt phản ứng viêm làm tái phát các bệnh xương khớp và khiến triệu chứng đau nhức nặng hơn.
- Thứ hai, những ngày mưa xuân là khoảng thời gian ngay sau dịp Tết Nguyên đán. Trong kỳ nghỉ Tết, cơ thể chúng ta tiêu thụ một lượng lớn chất đạm, chất béo, đồ ăn chứa nhiều phụ gia và dầu mỡ, hải sản, dùng nhiều nước ngọt, đồ uống có ga, chất kích thích, hút thuốc lá,... dẫn tới gia tăng và làm trầm trọng hơn các bệnh xương khớp như thoái hoá khớp, đau khớp, viêm khớp.
- Thứ ba, đây cũng là khoảng thời gian mà dư âm ngày Tết còn kéo dài với việc đi trẩy hội, lễ chùa đầu năm, du xuân, du lịch,... Việc di chuyển nhiều, đi bộ nhiều, leo bậc thang và leo núi nhiều gia tăng sức ép lên hệ khớp và khiến tình trạng viêm khớp trầm trọng hơn.
- Thứ tư, những dư âm của ngày Tết vẫn còn kéo dài sang đến các tháng sau này bằng việc đi du xuân, lễ chùa đầu năm, đi trẩy hội,... Việc di chuyển nhiều, leo núi, leo bậc thang nhiều làm gia tăng áp lực lên các khớp và làm nặng hơn tình trạng viêm khớp.
Tuổi nào dễ tái phát các bệnh xương khớp những ngày mưa xuân?
Nhóm tuổi cần dành sự lưu tâm đặc biệt cho các biện pháp phòng ngừa tái phát các bệnh xương khớp những ngày mưa xuân là người trên 40 tuổi. Đây là độ tuổi mà nhóm bệnh xương khớp tăng cao nhất trong số những bệnh lý của con người, vượt xa cả ung thư và tim mạch.
Theo số liệu từ báo Sức Khoẻ Đời Sống, thoái hoá khớp chiếm tới 50% trong nhóm bệnh xương khớp. Ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân thoái hoá khớp trên 35 tuổi là 30%, con số này là 60% với người trên 65 tuổi và 85% với người trên 80 tuổi.
Kết quả một cuộc thăm dò với 1.000 người già gặp vấn đề chung về sức khoẻ trong thời tiết mưa xuân cũng cho thấy, cứ 10 người lại có 8 người bị đau nhức xương khớp mỗi khi thời tiết lạnh hoặc ẩm nồm. Với tỷ lệ này, hiện Việt Nam đang thuộc các nước có số bệnh nhân xương khớpcao nhất thế giới.
Cách phòng ngừa tái phát các bệnh xương khớp những ngày mưa xuân
Để giảm bớt triệu chứng và chủ động phòng ngừa tái phát các bệnh xương khớp những ngày mưa xuân, mọi người cần chú ý những điều sau.
Ăn uống đầy đủ
Một chế độ ăn uống đầy đủ phải bao gồm 4 nhóm chất là đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Bệnh nhân có nguy cơ tái phát các bệnh xương khớp cần tăng cường ăn chất đạm từ thịt nạc như thịt ngan, vịt, gà, bò, lợn, ngỗng, tôm, cua, cá, trứng, sữa; chất đường trong khoai, sắn, ngô, gạo, các loại đâu, gạo không nên xay xát quá trắng; chất béo từ cá và hải sản, dầu thực vật; hạn chế ăn mỡ động vật; bổ sung thêm rau, củ, quả chín; hạn chế các chất kích thích như đồ ăn quá chua, quá mặn, quá cay, nước trà, cà phê, rượu,...
Người bệnh cần duy trì mức cân nặng hợp lý để tránh bị thừa cân béo phì, khiến hệ xương khớp phải chịu áp lực lớn, làm tăng nguy cơ tái phát các bệnh xương khớp những ngày mưa xuân.
Luôn luôn giữ ấm cơ thể
Những ngày mưa xuân có khi lạnh ít, có khi lạnh nhiều, lúc lại nóng ấm nhưng bệnh nhân vẫn cần mặc đủ ấm, đeo găng tay, quàng khăn, đi tất, đội mũ,... khi ra ngoài để giữ ấm toàn bộ cơ thể. Vào những ngày rét đậm rét hại dưới 12 độ C, cần hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với nước lạnh, hạn chế ra ngoài. Nhanh chóng lau khô chân tay ngay sau khi gặp trời mưa hoặc tắm rửa.
Nếu cảm thấy đau nhức khớp, nên chườm nóng hoặc xoa bóp bằng cao / dầu; tránh xoa bóp trực tiếp lên những vùng khớp đang sưng đỏ, đau nhức; chỉ xoa bóp quanh vùng khớp bị đau và da quanh vùng khớp lạnh.
Vận động nhẹ nhàng
Thông thường, xương khớp càng đau nhức thì người bệnh lại càng ngại cử động. Tuy nhiên, điều này lại khiến hệ khớp tê cứng và làm bệnh trầm trọng hơn. Do đó, mọi người cần chủ động phòng ngừa tái phát các bệnh xương khớp những ngày mưa xuân bằng cách tích cực vận động nhẹ nhàng như đi bộ, khiêu vũ, tập yoga, khí công dưỡng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ để tạo điều kiện cho mô sụn hấp thu chất dinh dưỡng từ dịch khớp, giúp khớp được nuôi dưỡng tốt hơn.
Áp dụng các phương pháp y học cổ truyền
Để làm thuyên giảm triệu chứng cũng như phòng ngừa tái phát các bệnh xương khớp những ngày mưa xuân, bệnh nhân có thể sử dụng thêm những bài thuốc giảm đau, trừ phong thấp với các vị thuốc như quế, gừng, ngải cứu, lá lốt, hy thiêm, thiên niên kiện, dây đau xương,.... Theo tư vấn và hướng dẫn của thầy thuốc.
Một cách hiệu quả nhất để giảm đau và phòng tránh bệnh xương khớp tái phát là chườm nóng như: Tắm nóng từng phần (với bệnh nhân đau khớp cục bộ hoặc không tắm được toàn thân); tắm nóng toàn thân; dùng gừng hoặc ngải cứu đắp / chườm nóng;...
Bài viết được bác sĩ Đông y bảo trợ chuyên môn
Minh Thùy
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!