Thấp khớp vận động như thế nào?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Nhiều bệnh nhân thấp khớp thường né tránh việc vận động do lo ngại việc sử dụng các khớp sẽ gây ra nhiều đau đớn. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều cách vận động không gây ra nhiều đau đớn cho bệnh nhân mà vẫn có thể kiểm soát và đẩy lùi căn bệnh thấp khớp một cách hiệu quả.

Nhiều bệnh nhân thấp khớp thường né tránh việc vận động do lo ngại việc sử dụng các khớp sẽ gây ra nhiều đau đớn. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều cách vận động không gây ra nhiều đau đớn cho bệnh nhân mà vẫn có thể kiểm soát và đẩy lùi căn bệnh thấp khớp một cách hiệu quả.

Thấp khớp vận động như thế nào?

Tổng quan về căn bệnh thấp khớp?

Thấp khớp (Rheumatoid Arthritis) là một bệnh tự miễn gây đau, sưng và làm biến dạng các khớp. Theo đó hệ miễn dịch thay vì phòng ngừa sự viêm nhiễm lại quay sang tấn công các mô tế bào khỏe mạnh của cơ thể, đặc biệt là các khớp, màng hoạt dịch và lớp lót bên trong của khớp, làm xói mòn cơ xương và dị dạng các khớp. Ở một số trường hợp, thấp khớp còn gây tổn hại tới các bộ phận khác của cơ thể như da, mắt, phổi, tim và mạch máu.

Thấp khớp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phần lớn số người mắc bệnh nằm trong khoảng từ 30 - 60 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh thấp khớpở phụ nữ cũng cao hơn nam giới từ 2 đến 3 lần do sự thay đổi của hệ miễn dịch trước, trong và sau thời kỳ sinh sản. Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh thấp khớp.

Thấp khớp vận động như thế nào?

Tại sao mắc bệnh thấp khớp phải duy trì vận động?

Theo tiến sĩ Helmet Sorensen, chuyên gia xương khớp, chủ tịch Hiệp Hội Thấp Khớp của Đức, nếu không vận động, theo thời gian thấp khớp sẽ phá hủy các khớp, khiến chúng co lại, gây đau đớn và làm thu hẹp phạm vi hoạt động của chính người bệnh. Do vậy, cần phải hoạt động dù có đau đớn hay cảm thấy khó chịu để duy trì sự linh hoạt, dẻo dai của cơ xương khớp, ngăn cản và làm chậm lại quá trình xói mòn của sụn khớp.

Thấp khớp phải vận động như thế nào?

1. Đi bộ dưới nước

Các bệnh nhân thấp khớp luôn được khuyên sử dụng những bài tập thể dục không gây áp lực lên các khớp, do đó đi bộ dưới nước chính là một sự lựa chọn phù hợp, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh thấp khớpbị thừa cân.

Nhờ lực nâng của nước, cơ thể sẽ được nâng đỡ, làm giảm áp lực xuống các khớp xương ở lưng, đầu gối, nhưng vẫn đảm bảo quá trình vận động có hiệu quả. Chúng ta có thể đi bộ ở mực nước sâu hay nông, đi thẳng, đi lùi, quay ngang, quay trái giống như đi bộ trên cạn để giúp lưu thông khí huyết, tăng độ dẻo dai và đàn hồi cho các cơ xương khớp.

2. Bơi lội

Giống như việc đi bộ dưới nước, bơi lội cũng một trong những môn thể thao được khuyến khích cho người mắc bệnh thấp khớp. Không chỉ giảm áp lực lên các dây chằng và sụn khớp, bơi lội còn là một cách vận động hiệu quả để làm giãn các đốt sống, giảm tình trạng co cứng khớp, nâng cao sức khỏe và liều thuốc giảm đau hiệu quả dành cho các bệnh nhân có các bệnh lý về khớp.

Đừng quên khởi động trước khi xuống nước để đảm bảo sự dẻo dai cho các cơ, xương, tránh tình trạng chuột rút hay đuối nước khi đang bơi. Nên bơi ở bể có nước ấm hoặc các bể bơi trong nhà để đảm bảo nhiệt độ phù hợp cho người mắc bệnh thấp khớp. Trong một vài trường hợp đặc biệt, người bệnh cũng có thể sử dụng phao bơi gắn tay để đảm bảo quá trình vận động an toàn.

Thấp khớp vận động như thế nào?

3. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng

Nhiều bệnh nhân thấp khớp thường né tránh các bài tập thể dục do việc việc sử dụng các khớp gây đau đớn. Tuy nhiên nếu không vận động, tình trạng thấp khớp chắc chắn sẽ trở nên tồi tệ và khiến chúng ta không thể làm được việc gì. Do vậy cách tốt nhất là nên lựa chọn những bài thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng của bản thân để đảm bảo duy trì vận động hàng ngày.

Có rất nhiều bài tập thể dục nhẹ nhàng, có tính chất liên tục mà các bệnh nhân thấp khớp có thể tham khảo như thái cực quyền, khí công... Đây đều là những môn thể dục dưỡng sinh có tác dụng trị liệu tốt cho cả cơ thể được phổ biến rộng rãi trên thế giới. Các động tác tuy chậm rãi, nhưng đều có tác dụng lưu thông khí huyết, bình ổn tâm tính, giúp các chi được hoạt động liên tục và dẻo dai.

4. Yoga

Không giống như các môn thể thao khác, Yoga là tập hợp các động tác chậm rãi, nhẹ nhàng, hít thở sâu, giữ nguyên vị trí, giúp tăng cường khả năng vận động cho các cơ xương khớp mà không gây nhiều áp lực lên lưng và sụn khớp gối.

Tập yoga người bệnh không tốn quá nhiều sức lực song vẫn có thể đem lại hiệu quả cho hệ hô hấp, sự lưu thông của máu đến các chi cũng như những giấc ngủ ngon hàng đêm. Tuy vậy, khi tập yoga, bệnh nhân mắc thấp khớp cần phải báo cáo thể trạng sức khỏe cho các huấn luyện viên để được hướng dẫn và tư vấn các động tác phù hợp và an toàn, tránh những chấn thương xương khớp, có thể khiến cho người bệnh gặp nguy hiểm.

Thấp khớp vận động như thế nào?

5. Đi bộ

Ai cũng biết đi bộ, hít thở sâu có lợi cho sức khỏe, song riêng đối với người mắcbệnh thấp khớp, bài tập đi bộ cũng cần phải có một số điểm lưu ý sau đây. Chẳng hạn như người bệnh không nên đi bộ quá nhiều trong một thời gian dài (trên 30 phút), dễ gây áp lực lên các sụn khớp lưng và gối. Tốt nhất là chỉ cần đi lại nhẹ nhàng trong vòng từ 5 tới 10 phút cho một lần đi với tốc độ vừa phải, không cần phải quá nhanh.

Người bệnh khi đi bộ cũng cần phải lưu ý mặc quần áo thoáng mát, đủ ấm, nên đi vào buổi tối để tránh sương giá hoặc đội mũ nón đầy đủ để đảm bảo sức khỏe trong suốt quá trình vận động.

Trên đây là một số hướng dẫn về cách vận động dành cho những người mặc bệnh thấp khớp. Mong rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp người bệnh có thể sống vui sống khỏe để tự tin vượt qua mọi bệnh tật.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!