Vì sao chúng ta luôn cảnh giác với người lạ?

Sống Khỏe - 12/22/2024

Hello Bacsi - Con người đang ngày càng cảnh giác với nhau, đặc biệt là người lần đầu gặp mặt. Vì sao lại có biểu hiện này và điều đó là tốt hay xấu?

Một em bé khi bị người khác bế sẽ sợ và khóc toáng lên hoặc bạn tỏ ra dè chừng khi một người không quen biết bỗng dưng đến bắt chuyện. Vậy nguyên do gì đã hình thành những mối lo lắng, dò xét của con người khi lần đầu tiếp xúc với người khác? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau

Gây hấn khi lần đầu gặp có nghĩa là ta đang sợ hãi đối tượng đó

Nếu thấy một người lạ, đa số con người sẽ không dừng lại để bắt tay hay nhìn đối phương mà mỉm cười. Thay vào đó, bạn sẽ bận rộn giải mã những biểu hiện trên khuôn mặt cũng như nhìn vào ngôn ngữ hình thể để đánh giá xem anh ta/cô ta có phải là một mối đe dọa cho bạn hay không. Sự tập trung đó của bạn nhằm phân tích và tự vệ chứ không phải đang tỏ ra lịch sự hay chú ý tới người ấy với chủ đích tốt. Thỉnh thoảng, sự tự bảo vệ mình ấy có thể dẫn tới những hành động gây hấn với người khác, ví dụ như nhiều vụ làm tổn thương người khác chỉ vì “nhìn thấy ghét” của rất nhiều đối tượng hung hăng mà bạn đọc thấy hàng ngày trên mặt báo, dù rằng họ chưa hề gặp nhau trước đây.

Trong lịch sử, thái độ gây hấn đối với các nhóm bên ngoài là bản năng giúp loài người đấu tranh để tồn tại. Thái độ gây hấn bắt nguồn từ sự sợ hãi. Nếu một đàn trâu gặp sư tử con không được bảo vệ thì những con sư tử tội nghiệp ấy hiếm khi nào có cơ hội được sống sót. Bởi trâu sợ sư tử và biết những gì sư tử con có thể làm khi chúng trưởng thành. Năng lượng của nỗi sợ hãi nếu không được kiểm soát cuối cùng sẽ bùng phát thành bạo lực.

Sợ hãi không hẳn là xấu bởi nó vẫn mang lại một số lợi ích. Não sẽ phát ra tín hiệu sợ hãi khi gặp các mối đe dọa để bạn có thể tránh xa nhằm đảm bảo an toàn cho chính bạn. Tuy vậy bạn không cần phải lãng phí quá nhiều công sức mỗi khi nhìn thấy một mối đe dọa bởi phản ứng sợ hãi sẽ làm hao phí năng lượng tích cực, hoặc tệ hơn, nó khiến bạn xung đột với chính mình và những người xung quanh. Nếu khả năng kiểm soát nỗi sợ hãi của bạn quá tồi sẽ khiến bạn dễ bị tổn thương bởi lo âu, trầm cảm, căng thẳng mãn tính và rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lí. 

Cơ chế của sự sợ hãi khi bạn gặp người lạ

Các hạch kiểm soát sự sợ hãi ở não thường được kích hoạt khi bạn nhìn thấy người lạ. Cường độ hoạt động của các hạch này sẽ thay đổi tùy theo bối cảnh mà bạn đang đối mặt. Hạch kiểm soát sự sợ hãi ở não có thể được kích hoạt ở mức thấp trong một ngày bình thường của bạn. Thế nhưng, nếu một ngày nọ, bạn đeo nữ trang quý giá khi đi trong một khu vực nguy hiểm vào ban đêm và nhìn thấy hai cái bóng nặng nề tiến về phía bạn, hạch kiểm soát sự sợ hãi ở não của bạn tự động sẽ làm việc ở mức tối đa.

Bạn chỉ tốn 1/10 giây để nhận định bước đầu về một kẻ nào đó mới gặp nhưng đa phần lại là nhận định xấu

Nếu hạch não của bạn hoạt động mạnh khi nhìn thấy một người lạ thì khi ấy bạn đang phân tích đánh giá người trước mặt mình. Hành động ấy được thực hiện rất nhanh chỉ trong một khoảnh khắc.

Theo một nghiên cứu thì thời gian chính xác mà ta đánh giá người khác kéo dài 1/10 giây và tất cả chúng ta đều cảm thấy tự tin về những nhận định đó. Bạn có thể tin rằng niềm tin mà bạn có được khi nhận xét người khác là một phản ứng cực kì tinh vi, nhưng các chuyên gia lại cho rằng đó là hệ quả của phán xét cấp độ cao được thực hiện bởi cấu trúc não cấp độ thấp.

Nghiên cứu này đang đề cập tới sự quan tâm chưa qua rèn luyện. Sau đây là những điều mà ta thường nghĩ nhất khi nhìn vào những người khác:

  • Người đó nhìn có quen không?
  • Anh ta hoặc cô ta có hấp dẫn?
  • Anh ta hoặc cô ta nhìn có nguy hiểm không?
  • Cuộc đời của anh ta hoặc cô ta như thế nào?

Những suy nghĩ khác bao gồm:

  • Cô ta hay anh ta ăn mặc như thế nào ?
  • Tôi có thể tin tưởng anh ta hoặc cô ta chứ?
  • Tôi có thể nhận được gì từ anh ta hay cô ta?
  • Ngoại hình anh ấy/cô ấy trông như thế nào?
  • Anh ấy/cô ấy sẽ là một người bạn tốt chứ?

Bạn biết đó, những đánh giá và thái độ dò xét sẽ làm bạn mệt mỏi. Bởi ngày nay, bạn không còn sống trong thời kì đồ đá với đầy những nguy hiểm rình rập nữa. Mỗi ngày, bạn sẽ gặp gỡ hoặc nhìn thấy hàng chục thậm chí hàng trăm người khác nhau. Chắc chắn, bạn sẽ không tài nào bật chế độ “Cần được đề phòng” mọi lúc mọi nơi với mọi người. Hãy mở rộng lòng mình vì trước khi là bạn thân hay một người quan trọng nào đó trong đời nhau, ai cũng đã từng là người xa lạ.

Bạn có thể quan tâm đến đề tài:

  • Lòng trắc ẩn – sợi dây gắn kết mọi người
  • Tại sao khi làm việc tốt bạn thường cảm thấy hạnh phúc?
  • Khoan dung không khó

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!