Bể bơi là nơi lý tưởng để giải nhiệt trong những ngày hè oi ả đồng thời cũng là một nơi tập trung đông đúc người. Nếu không để ý, phụ nữ rất dễ bị các bệnh lý phụ khoa phức tạp khi đi bơi. Bài viết dưới đây Lily & WeCare xin cung cấp cho bạn đọc thông tin cần thiết để phái đẹp có thể đi bơi an toàn, khỏe đẹp trong ngày hè.
Một số bệnh phụ khoa phụ nữ thường gặp khi đi bơi
Viêm âm đạo
Vùng kín những ngày bình thường vốn đã luôn trong tình trạng ẩm ướt do dịch tiết âm đạo bôi trơn hàng ngày. Nếu sử dụng đồ bơi ẩm ướt trong khoảng thời gian dài, “ vùng kín “ của nữ giới rất dễ bị viêm nhiễm do nấm và vi khuẩn có nới thích hợp để cư trú và phát triển, có nhiều chị em lại có thói quen ngồi trên thành hồ một lúc khi bơi xong, điều này làm cho âm đạo rất dễ bị tấn công do vi khuẩn có trong chất dịch còn vương lại trên đó. Từ đó, chị em có thể còn phải đối mặt với các bệnh khác như viêm cổ tử cung do không may ngồi phải tinh dịch của người đã nhiễm bện
Viêm niệu đạo
Nguồn nước của bể bơi thường xuyên được thay lọc nhưng không phải vì thế mà phụ nữ chúng ta có quyền yên tâm với chất lượng của nó. Đặc biệt, khi bơi ở những nơi có nguồn nước không được đảm bảo sạch sẽ, các mầm bệnh có trong nước có khả năng tấn công cơ thể nữ giới do họ ngâm mình quá lâu trong nước dẫn đến bệnh nhiễm khuẩn đường nước tiểu. Tình trạng này diễn ra lâu ngày, có thể bạn còn bị thêm cả bệnh viêm tử cung, tắc ống dẫn trứng và có thể vô sinh.
Rối loạn kinh nguyệt
Khi các mầm bệnh có trong bể bơi thâm nhập vào bên trong âm hộ, khí hư ra nhiều, hoạt động điều tiết nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ bị đảo lộn, gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều. Mặc dù những trường hợp này ít xảy ra nhưng nó cũng là một bệnh lý phụ khoa mà chị em dễ mắc phải.
Ngoài viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, một số bệnh hay gặp và nguy hiểm như đau mắt đỏ, lậu mắt, viêm tai giữa, tiêu chảy. Viêm kết mạc, viêm mũi dị ứng, khô tóc cũng thương xuyên tìm tói các chị em.
Chia sẻ giải đáp thắc mắc từ chuyên gia tư vấn
Các chuyên gia y tế cho biết, hiện nay tại các hồ bơi luôn trong tình trạng quá tải, quá nhiều người sử dụng dễ dẫn đến ô nhiễm nguồn nước và cũng là môi trường tiện lợi để cho vi khuẩn phát tán, làm lây lan không chỉ các bệnh ở ngoài da, bệnh về mắt, tai mũi họng, hô hấp mà ngay cả các bệnh phụ khoa.
“Thực tế , ở những bể bơi công cộng để mọi người xây dựng ý thức tắm chung là rất khó. Rất nhiều người xuống tắm nhưng không tuân thủ các thủ pháp làm sạch như tắm gội trước khi xuống bể, nhất là những người đang mắc bệnh ngoài da hoặc nhiễm khuẩn đường sinh dục,... nên càng làm tăng vi khuẩn gây bệnh vào nước. Một số người khác còn có thói quen khạc nhổ, tiểu tiện luôn ra bể bơi càng khiến cho nguồn nước bị mất vệ sinh”, Vị bác sĩ ở phòng khám Đa khoa Quốc tế Hồ Chí Minh chia sẻ.
Các bác sĩ khuyến cáo, nếu có sở thích đi bơi, chị em nên chọn hồ bơi sạch sẽ, chất lượng. Nếu chị em đang trong thời kỳ viêm nhiễm phụ khoa cần nên tránh đi bơi, ngâm rửa vùng kín, thói quen này không tốt bởi nó có thể khiến cho những vi khuẩn bên ngoài dễ truy cập vào đường âm đạo và gây ra các bệnh phụ khoa nguy hiểm khác.
Làm sao để giữ an toàn cho vùng kín khi đi bơi trong ngày hè?
Mặc dù có khá nhiều rắc rối xảy ra cho vùng kín khi đi bơi nhưng không vì thế mà chị em phải từ bỏ môn thể thao có lợi cho sức khỏe như thế này. Để hạn chế những tác động tiêu cực từ hồ bơi, bạn nên thực hiện những việc sau:
– Vệ sinh thân thể sạch sẽ đặc biệt là vùng kín ngay sau khi lên bờ.
– Trang bị bộ đồ bơi riêng, hạn chế đi thuê hay đi mượn: Việc sắm cho mình 1 bộ đồ bơi riêng cũng quan trọng không kém bởi nếu chị em đi mượn/ thuê áo tắm từ người khác, rất có thể bạn sẽ lây bệnh từ họ
– Tuyệt đối không bơi trong những ngày đèn đỏ: Dù băng vệ sinh có thể giúp bạn tự do bơi lội dưới nước nhưng vẫn không thể ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn tới âm đạo. Với những ngày này, cổ tử cung phải mở rộng hơn bình thường để cho máu kinh thoát ra nên mầm bệnh và vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công vùng kín hơn. Vì thế, dù có muốn bơi lội thế nào đi nữa, chị em cũng nên chờ tới ngày “bình thường” để âm đạo sạch sẽ hơn.
5 bài tập giúp quý ông tăng cường sinh lực tăng khả năng "chinh chiến"
Bật mí cho chị em địa chỉ khám phụ khoa ở đâu cho đỡ ngại?
Vệ sinh "vùng kín" bằng xà phòng - nên hay không nên?
Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai có nguy hiểm không?
Cách vệ sinh vùng kín cho bé gái đúng cách mẹ nào cũng phải biết
Xem thêm:
- Phòng ngừa các bệnh "phụ khoa" ở phụ nữ như thế nào?
- Cách phòng ngừa bệnh phụ khoa hiệu quả cho chị em
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!