3 giai đoạn bạn không nên 'nhịn' thịt cá để ăn chay: Không chỉ ốm yếu mà còn sinh bệnh

Điều cần biết - 11/24/2024

Ăn nhiều thịt động vật dẫn đến những rủi ro sức khỏe, nhiều người có xu hướng chọn giải pháp ăn chay. Nhưng nếu ăn không đúng cách, cơ thể sẽ ốm yếu bệnh tật, bạn nên cân nhắc.

3 giai đoạn bạn không nên 'nhịn' thịt cá để ăn chay: Không chỉ ốm yếu mà còn sinh bệnh

Ăn chay tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng nên áp dụng

Hiện nay, phong trào ăn chay đang nổi lên như một xu hướng mà chủ yếu là người này học theo người kia, chưa hẳn là bạn đã nắm chắc được rằng, mình có phải là người nên hoặc nhất thiết phải ăn chay hay không.

Mặc dù hấp thụ quá nhiều chất béo, protein và đường có thể gây ra tình trạng thiếu dinh dưỡng, điều này không chỉ gây béo phì mà còn gây ra lượng đường trong máu cao, mỡ máu cao và axit uric cao. Từ yếu tố này mà nhiều người đã bắt đầu giảm tiêu thụ thịt và thậm chí bắt đầu ăn thực phẩm chay.

Mặc dù chế độ ăn chay có nhiều lợi ích, nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện việc ăn chay an toàn và đúng cách. Nhiều người nghĩ rằng ăn chay tốt nên mù quáng thực hiện mà chưa đủ kiến thức về việc ăn chay thế nào là phù hợp và lành mạnh.

Chế độ ăn thuần chay có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt và thiếu canxi. Theo bác sĩ Lưu Hiểu Tuấn, trưởng Khoa não, Bệnh viện Số 2 tỉnh Quảng Đông (TQ) nói rằng, một cách thực tế và phù hợp hơn đối với chúng ta là nên ăn chay 1 ngày/tuần hoặc ăn chay 1 bữa/ ngày.

Tức là trong 1 tuần, bạn có thể ăn thịt cá 6 ngày, còn 1 ngày bạn có thể ăn thuần chay. Còn trong 1 ngày, bạn ăn 2 bữa bình thường với chất đạm động vật, 1 bữa ăn thuần chay.

Cách ăn này sẽ bổ sung được số lượng thịt cá hợp lý và tránh bổ sung quá nhiều chất béo, đồng thời làm cho chế độ dinh dưỡng của bạn ở trong mức an toàn, đầy đủ toàn diện.

3 giai đoạn bạn không nên 'nhịn' thịt cá để ăn chay: Không chỉ ốm yếu mà còn sinh bệnh

3 giai đoạn quan trọng mà chị em phụ nữ không nên ăn chay

Đối với phụ nữ, trong ba thời kỳ sau đây, bạn cần phải chú ý rằng không nên ăn chay trong một thời gian dài, nếu không sẽ làm tổn hại lớn đến sức khỏe tổng thể của bạn.

1. Nhóm trẻ gái trong độ tuổi phát triển

Nếu bé gái trong giai đoạn phát triển áp dụng chế độ ăn chay, hoặc có thói quen ăn thực phẩm thực vật nhiều hơn động vật, không ăn thịt động vật có thể làm giảm nồng độ estrogen và gây rối loạn quá trình phát triển thể chất và chức năng sinh sản.

2. Nhóm phụ nữ trong độ tuổi thanh niên

Phụ nữ trong độ tuổi thanh niên nếu ăn chay lâu dài có thể khiến nồng độ estrogen không đạt được tiêu chuẩn, dẫn đến chứng loạn sản tình dục thứ phát hoặc thấp còi, cản trở việc phát triển tuyến vú, tuyến sinh dục và ảnh hưởng đến vẻ đẹp thể chất và thần thái của người phụ nữ.

3 giai đoạn bạn không nên 'nhịn' thịt cá để ăn chay: Không chỉ ốm yếu mà còn sinh bệnh

3. Nhóm phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh

Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh bản thân đã giảm hoặc thiếu sản xuất estrogen và bài tiết do teo buồng trứng.

Vào thời điểm này, nếu bạn tiếp tục duy trì chế độ ăn chay trong một thời gian dài, chắc chắn nó sẽ làm giảm thêm lượng estrogen được sản xuất ra. Sự thiếu hụt estrogen rất dễ bị loãng xương, là nguyên nhân gốc rễ của gãy xương.

3 giai đoạn bạn không nên 'nhịn' thịt cá để ăn chay: Không chỉ ốm yếu mà còn sinh bệnh

Nói tóm lại, mặc dù có nhiều nghiên cứu nói rằng ăn chay tốt cho sức khỏe, nhưng phương pháp ăn đúng và đối tượng được phép ăn không có tiêu chuẩn rõ ràng. Việc ăn chay có thể hợp với người này nhưng lại không chắc sẽ hợp với người khác, bạn nên nghiên cứu cẩn thận trước khi muốn thay đổi chế độ ăn.

Nên nhớ rằng, ăn chay cần có kiến thức về ẩm thực, giá trị dinh dưỡng trong từng món ăn, nhóm thực phẩm đạm thực vật...

Nếu ăn chay không đúng cách có thể khiến bạn bị suy dinh dưỡng, sinh ra nhiều bệnh tật. Người có bệnh nếu tiếp tục ăn chay có thể dẫn đến bệnh nặng, thậm chí tử vong.

*Theo Health/Sohu

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!