Bệnh ghẻ nước còn có một tên khác là bệnh ghẻ ngứa. Nguyên nhân gây ra bệnh là do con ghẻ cái (ghẻ ngứa, ghẻ nước) cư trú trên da của bệnh nhân và gây tổn thương trên vùng da đó. Mọi người nên tìm hiểu kĩ càng dấu hiệu ghẻ nướcđể kịp thời có phương hướng điều trị dứt điểm bệnh.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ghẻ nước
Dấu hiệu đầu tiên khi người bệnh bị mắc bệnh ghẻ nước đó là tình trạng ngứa, đặc biệt là ngứa không thể chịu được vào ban đêm. Vào ban đêm, ghẻ cái bò ra ngoài tổ của chúng, đào rãnh trên da và đẻ trứng ghẻ vào đó nên sẽ gây ngứa vô cùng.
Theo thời gian, trên vùng da bị nhiễm ghẻ sẽ bắt đầu xuất hiện nhiều mụn nước, nếu gãi sẽ gây lở loét và càng gãi thì tình trạng ngứa càng lan rộng. Bệnh ghẻ nước thường phát triển khá mạnh vào mùa đông, gây ra cảm giác khó chịu nhức nhối, ảnh hưởng nhiều tới đời sống sinh hoạt thường ngày cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Những rãnh ghẻ do ghẻ cái đào thường xuất hiện ở kẽ ngón tay, ngón chân với chiều dài khoảng 2mm – 4mm và có màu nâu xám. Ngoài ra, các rãnh ghẻ còn có thể xuất hiện ở bộ phận sinh dục, vùng bẹn... và gây nên những nốt mụn có kích thước bằng những hạt đậu tương có màu đỏ nhạt, gây ngứa ngáy dữ dội.
Những người thường phải sinh sống ở môi trường ô nhiễm, nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, thực phẩm bị ô nhiễm có khả năng cao mắc bệnh ghẻ nước. Một ai đó khi đã mắc bệnh ghẻ, nếu không phát hiện kịp thời thì tốc độ lây lan của bệnh là rất cao, nhất là với những người sống chung với người bị bệnh ghẻ.
Vì vậy, hiểu biết về dấu hiệu ghẻ nướcvà phương hướng điều trị dứt điểm căn bệnh này là điều vô cùng quan trọng.
Cách điều trị dứt điểm bệnh ghẻ nước
Có khá nhiều cách để có thể điều trị bệnh ghẻ nước một cách dứt điểm như dùng thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc bôi, xông hơi, tắm lá... Tuy nhiên, với từng tình trạng cơ địa của bệnh nhân mà các phương pháp áp dụng điều trị cũng khác nhau.
1. Cách trị bệnh ghẻ nước triệt để bằng phương pháp Tây y
Thông thường, khi bệnh ghẻ nước bước vào giai đoạn cuối, con ghẻ cái thường ký sinh và đẻ trứng trong những hang trên da và đối với Tây y thì chỉ cần sử dụng kính lúp soi là cũng có thể thấy được ghẻ cái và bắt được nó. Sau đó, kết hợp với một số loại thuốc bôi để giúp điều trị những triệu trứng mà bệnh ghẻ nước gây ra là xong.
Ngoài ra, hiện nay cũng có rất nhiều các loại thuốc đặc trị bệnh ghẻ nước được nhiều người sử dụng, bạn có thể tham khảo như:
- Thuốc dạng dung dịch hoặc thuốc bôi dạng kem có chứa thành phần Lindane 1%.
* Lưu ý với thuốc Lindane 1%: Thuốc dùng để bôi một lớp mỏng lên vùng da bị tổn thương và rửa sạch lại với nước sau 8 giờ. Loại thuốc này trị dứt điểm bệnh ghẻ nước rất nhanh, tuy nhiên tác dụng phụ nguy hiểm là gây độc tính trên hệ thần kinh trung ương nên không được khuyến khích sử dụng với phụ nữ có thai, trẻ em và trẻ còi xương suy dinh dưỡng.
- Thuốc dạng kem bôi Permethrin 5%, hoặc Benzyl Benzoate 25%, hoặc mỡ lưu huỳnh 6%, hoặc Crotamiton.
- Các loại thuốc được sử dụng kết hợp như thuốc kháng Histamine HI giúp giảm ngứa và tránh sự tái phát của bệnh ghẻ khá hiệu quả.
- Đối với thể bội nhiễm của bệnh ghẻ thì bệnh nhân có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để có thể sử dụng dung dịch bôi màu như Milian, Eosin 2%...
- Đối với thể ghẻ vảy (ghẻ Na-uy): bệnh nhân có thể sử dụng thuốc mỡ Salicylic 5% - 10%.
2. Cách trị bệnh ghẻ nước bằng các bài thuốc dân gian
Chữa ghẻ bằng lá mướp
Lá mướp trong Đông y được biết đến là loại lá có tính sát trùng, kháng viêm, kháng khuẩn. Chính vì vậy mà lá mướp cũng được sử dụng để trị một số loại bệnh viêm da, điển hình là ghẻ nước.
Bạn chỉ cần lấy một nắm lá mướp đem rửa sạch. Sau đó cho vào máy xay và xay cùng với 1 thìa muối tinh. Đắp bã mướp vừa xay xong lên vùng da bị con ghẻ tấn công, để trong vòng 30 phút rồi sau đó lau thật sạch chỗ vừa đắp bã mướp. Ngày làm 2 lần, thực hiện liên tục trong một tuần và sau đó bạn sẽ thấy được sự kỳ diệu.
Chữa ghẻ bằng lá bạch đàn
Lá bạch đàn – loại lá chuyên trị bệnh ghẻ được nhiều người biết đến. Con ghẻ cái rất sợ tinh dầu có trong lá bạch đàn vì tinh dầu lá bạch đàn có khả năng diệt khuẩn, diệt ký sinh trùng trên da rất mạnh.
Bạn hãy lấy một nắm lá bạch đàn, vò cho nhàu rồi đem đun sôi với nước để tắm. Bã lá bạch đàn có thể dùng để xoa nhẹ lên vùng da bị ghẻ nước. Sau 2 tuần thực hiện, bệnh ghẻ nước sẽ biến mất.
Chữa ghẻ bằng lá đào
Lá đào cũng là một loại lá có tinh chất giúp khử khuẩn khá cao. Bạn có thể sử dụng lá đào để trị ghẻ nước bằng cách tắm nước lá đào hàng ngày. Cách sử dụng cũng giống như với lá bạch đàn.
Những nguyên tắc chung trong cách chữa bệnh ghẻ nước
- Phát hiện sớm và điều trị nhanh là điều rất quan trọng. Vừa giúp ích cho bản thân, lại vừa tránh lây lan sang cho người khác.
- Những người trong cùng gia đình, hay sống tập thể với nhau thì nên chữa trị chung để tránh tình trạng lây chéo.
- Thực hiện phương pháp trị ghẻ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, kể cả sử dụng phương pháp của Tây hoặc Đông y. Khi điều trị cần kiên trì cho đến khi bệnh ghẻ biến mất hoàn toàn.
- Với thuốc bôi dạng kem chữa bệnh ghẻ nước, nên bôi trên diện rộng và bôi trước lúc đi ngủ vào ban đêm.
- Vệ sinh khu vực sinh sống thật sạch sẽ.
- Tuyệt đối không được gãi, cào hoặc có bất cứ hành động nào tương tự trên vùng da bị ghẻ nước. Điều này nhằm tránh tuyệt đối xuất hiện thương tổn trên da khiến da bị nhiễm trùng.
Qua bài viết trên, bạn đã nhận được một lượng lớn thông tin về dấu hiệu ghẻ nướcvà phương hướng điều trị dứt điểm căn bệnh này. Hãy thường xuyên vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ, dọn dẹp phòng ốc thật thông thoáng và chọn nơi có môi trường xanh – sạch – đẹp để sinh sống để tránh bị ghẻ cái tấn công. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!