Đi bộ là một hoạt động thể thao lành mạnh và luôn được khuyến khích với mọi người. Tuy nhiên, đối với nhiều bệnh nhân thoái hóa khớp, những nghi ngại về nguy cơ tiềm ẩn của việc đi bộ thường khiến họ trở nên đề phòng và thận trọng hơn với phương pháp thể dục truyền thống.
Thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp gối là tình trạng lớp xương dưới sụn theo thời gian bị bào mòn, xơ cứng, gây tổn thương tới tính chất đàn hồi, co giãn của cơ khớp. Điều này thường khiến các chi sưng đau, nhức mỏi, gặp khó khăn trong việc vận động cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Trước đây tuổi tác được cho là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng thoái hóa khớp, do các cơ quan trong cơ thể theo thời gian đều bị lão hóa và suy giảm chức năng. Tuy nhiên trên thực tế ngay cả người trẻ cũng có thể mắc thoái hóa khớp nếu như công việc lao động đòi hỏi bê vác quá nặng hay lười vận động đi lại khi ngồi làm việc trong các văn phòng. Ngoài ra, người trẻ cũng có thể bị thoái hóa khớp nếu họ vận động sai tư thế hoặc có một số bệnh tiền sử như đái tháo đường, thấp khớp, bệnh tự miễn và các bệnh về tim mạch.
Để chữa căn bệnh thoái hóa khớp, bên cạnh việc sử dụng thuốc và các phương pháp vật lý trị liệu, người bệnh cũng được khuyến khích vận động thể thao đều đặn để duy trì độ đàn hồi cho cơ xương khớp, tăng cường hệ thống miễn dịch và khả năng chống chọi với bệnh tật để đẩy lùi sự diễn ra của quá trình thoái hóa khớp.
Thoái hóa khớp có nên đi bộ?
Đi bộ rõ ràng là một hoạt động thể thao lành mạnh và luôn được khuyến khích ở người mắc bệnh thoái hóa khớp. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng và mức độ thoái hóa khớpmà bài tập đi bộ cũng có sự điều chỉnh về cả quãng đường và thời gian, để phòng tránh sự gia tăng áp lực của cơ thể lên khớp gối và khớp cột sống, làm tình trạng thoái hóa khớp trở nên xấu đi.
Thông thường đối với người bị thoái hóa khớp các bài tập đi bộ chỉ nên ở mức độ nhẹ nhàng, vừa phải, không cần quá nhanh hay quá chậm. Thời gian cho một lần đi bộ chỉ vào khoảng từ 15 - 30 phút/1 lần vận động đối với người bị thoái hóa khớp nhẹ và từ 5 – 10 phút/l lần vận động đối với trường hợp nặng.
Khi đi bộ, người bệnh cũng nên mặc áo đủ ấm và đội mũ nón đầy đủ để hạn chế mưa rét cũng như sương giá có thể khiến xương khớp sưng lên và đau đớn. Ngoài ra trước khi đi bộ, bệnh nhân cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn chính xác về cách thức đi bộ sao cho đúng, thể trạng và khả năng đáp ứng vận động của bản thân đến đâu để điều chỉnh thời gian và quãng đường cho phù hợp.
Những cách vận động tích cực khác
1. Bơi lội
Nước là nơi duy nhất có thể giúp trọng lượng cơ thể được nâng đỡ và giảm áp lực lên khớp gối cũng như khớp cột sống. Do vậy người bệnh được khuyến khích đi bơi thường xuyên để giúp cho cột sống được co giãn, tiêu hao bớt lượng mỡ thừa trong cơ thể và giúp cho hệ cơ xương khớp duy trì được đàn hồi và dẻo dai.
Người mắc bệnh thoái hóa khớpnên lựa chọn bể bơi trong nhà với nhiệt độ nước ấm để tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng nề hơn do đi bơi ở vùng nước lạnh. Trước khi bơi chúng ta cũng nên có một số bài tập khởi động cơ bản để làm nóng cơ thể, giúp duy trì khả năng bơi trong một thời gian dài, hạn chế tình trạng chuột rút khi đang bơi, gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
2. Yoga
Không chỉ giúp giải tỏa những lo âu và stress trong cuộc sống, yoga còn là một bài tập thể dục tuyệt vời dành cho những người mắc bệnhthoái hóa khớp. Chỉ với những bước uốn mình nhẹ nhàng, tại chỗ, cơ thể của chúng ta đã được co dãn, hoạt động nhịp nhàng tương đương với những môn thể dục khác.
Tuy nhiên do yoga là một môn thể thao phối hợp giữa nhiều bài tập uốn dẻo và hít thở khác nhau nên trước khi tập, chúng ta nên gặp riêng huấn luyện viên yoga để trao đổi về bệnh tình, từ đó tìm ra được phương pháp tập phù hợp nhất để hạn chế tối đa trường hợp chấn thương, gây đau đớn và làm ảnh hưởng tới chất lượng sinh hoạt của người bệnh.
3. Tập dưỡng sinh
Vận động chính là sức khỏe. Do đó nếu không thể bơi, tập yoga hay đi bộ bạn vẫn phải cố gắng tìm cách thể dục hàng ngày. Gợi ý lần này của chúng tôi chính là những bài tập dưỡng sinh, thái cực quyền đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả đối với sức khỏe.
Bài tập dưỡng sinh hay thái cực quyền đều cố gắng để người tập hít thở thật sâu, vận động toàn bộ chi với tiết tấu chậm rãi, nhẹ nhàng. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa cương và nòa, giữa mạnh mẽ và chậm rãi có tính toán trước giúp các cơ xương khớp hoạt động linh hoạt và trơn tru.
Mong rằng với những chia sẻ vừa rồi đã giúp cho những người bệnh nhân thoái hóa khớp giải đáp được những thắc mắc xoay quanh phương pháp đi bộ cũng như tìm ra cho mình những cách vận động hiệu quả, giúp duy trì một hệ cơ xương khớp khỏe mạnh.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!