ViCare khuyến cáo cẩn thận sử dụng thực phẩm khô trong dịp Tết Mậu Tuất

Bạn Cần Biết - 03/29/2024

Mỗi dịp Tết đến xuân về, nhu cầu sử dụng thực phẩm lại tăng cao đáng kể. Không chỉ lựa chọn thực phẩm sử dụng trong gia đình mà nhiều người còn lựa chọn để làm quà tặng, biếu. Ngoài những loại thực phẩm tươi sống, nhiều bà nội trợ cũng lựa chọn những loại thực phẩm khô để đa dạng mâm cơm ngày Tết. Tuy nhiên, lựa chọn như thế nào để đảm bảo thực phẩm sạch, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bản thân, gia đình và tránh những mối nguy hại khôn lường? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết sau đây của Lily & WeCare.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, nhu cầu sử dụng thực phẩm lại tăng cao đáng kể. Không chỉ lựa chọn thực phẩm sử dụng trong gia đình mà nhiều người còn lựa chọn để làm quà tặng, biếu. Ngoài những loại thực phẩm tươi sống, nhiều bà nội trợ cũng lựa chọn những loạithực phẩm khôđể đa dạng mâm cơm ngày Tết. Tuy nhiên, lựa chọn như thế nào để đảm bảo thực phẩm sạch, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bản thân, gia đình và tránh những mối nguy hại khôn lường? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết sau đây của Lily & WeCare.

ViCare khuyến cáo cẩn thận sử dụng thực phẩm khô trong dịp Tết Mậu Tuất

Chúng ta dễ dàng thấy rằng,thực phẩm khôcó những lợi ích rõ ràng như tiện lợi, dễ ăn. Nhưng nên hạn chế sử dụng chúng, nhất là trong dịp Tết này!

Măng khô

Măng là mầm non của các loại cây thuộc họ tre, có vị ngọt hơi đắng, tính hơi hàn, chứa nhiều dinh dưỡng và giàu chất xơ, là thực phẩm giúp giảm cân, giảm cholesterol trong máu, trị táo bón, hỗ trợ tiêu hóa. Do nhiều chất xơ, có tác dụng chống ngấy và cho món ăn ngon ngọt nên măng được ưa dùng vào dịp Tết.

ViCare khuyến cáo cẩn thận sử dụng thực phẩm khô trong dịp Tết Mậu Tuất

Thế nhưng trong măng tươi hay măng khô đều chứa độc tố, nhưng nếu sử dụng măng khô thì khả năng độc tố sẽ ít hơn, vì chất cyanide đã bị phân hủy khi được ngâm hoặc phơi khô. Tuy nhiên măng khô không hẳn an toàn cho người sử dụng bởi người sản xuất sẽ tẩm thêm hóa chất độc hại như lưu huỳnh để bảo quản. Bên cạnh đó, măng khô thường bị mốc cho nên cũng nảy sinh nhiều vi khuẩn độc hại.

Măng khô có nhiều loại như măng trúc, măng nứa, măng vầu, măng lưỡi lợn... mỗi loại đều có hương vị đặc trưng riêng. Tuy nhiên món ăn này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Người ăn nhiều măng khô có thể bị tổn thương về thần kinh, thay đổi hành vi, ảnh hưởng hệ tuần hoàn, chức năng tim mạch, tổn thương mắt, giảm thị lực, ảnh hưởng chức năng sinh sản, hệ miễn dịch, tuyến nội tiết. Nếu cấp tính, có biểu hiện ngạt mũi, chảy nước mắt, đau đầu, tức ngực.

Lựa chọn măng khô như thế nào? Trước tiên, người tiêu dùng phải nhìn cảm quan xem có tươi vàng ánh đậm hay không, ngửi mùi không mốc. Sau đó, về nhà chế biến đảm bảo quy trình an toàn thực phẩm. Cụ thể, để loại bỏ hoàn toàn các độc tố tự nhiên trong măng khô như axít xyanhydric hoặc lưu huỳnh, cần ngâm và luộc kỹ măng trước khi chế biến món ăn. Trước tiên rửa sạch măng, sau đó ngâm trong nước ấm hoặc nước vo gạo trong khoảng 5 đến 6 giờ để măng nở mềm, tốt nhất là ngâm qua đêm. Trong lúc ngâm, nên thường xuyên thay nước để lọc vị đắng.

Sau khi măng nở mềm, vớt ra để ráo nước rồi cho vào nồi đổ nước ngập mặt để luộc chín. Luộc măng với lửa vừa và tốt nhất nước trong nồi phải đầy. Có thể luộc khoảng hai đến ba lần, mỗi lần cách nhau 30 phút, đồng thời đổ bỏ nước luộc cũ, thay nước mới sau mỗi lần luộc. Đến khi nước luộc trở nên trong và măng mềm thì vớt ra, chờ nguội và ráo nước, xé nhỏ thành sợi để chuẩn bị chế biến món ăn. Lưu ý, tuyệt đối không dùng măng đã bị mốc. Vì dù luộc hay ngâm kỹ lưỡng cũng không hết độc tố đã phát triển trong quá trình mốc.

Trái cây sấy khô

Trái cây sấy khô là một thực phẩm được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, thế nhưng đây lại không phải là loại thực phẩm mà chúng ta nên ăn nhiều. Về bản chất, hoa quả sấy vẫn cung cấp năng lượng, chất bột đường. Năng lượng nhiều sẽ không tốt cho các đối tượng thừa cân, béo phì, đái tháo đường. Điều này càng nguy hiểm khi trái cây sấy có khối lượng nhẹ trong khi năng lượng vẫn nhiều khiến người ăn khó kiểm soát lượng nạp vào dạ dày.

ViCare khuyến cáo cẩn thận sử dụng thực phẩm khô trong dịp Tết Mậu Tuất

Trái cây chủ yếu cung cấp vitamin C, nhưng khi sấy khô và để lâu sẽ không còn. Ngoài ra, chúng còn có thể có thêm vitamin B1, B2 nhưng qua quá trình bảo quản, những vitamin này đều trở về số 0. Tóm lại trái cây sấy chỉ giúp ngon miệng và cung cấp chất bột đường. Bên cạnh đó, trái cây sấy khô có thể khiến bạn bị đầy hơi, đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy.

Một trong những mối nguy hiểm khi ăn trái cây sấy khô bán sẵn là hấp thụ phải chất Sulfur dioxide. Sulphur dioxide là một chất khí có mùi khó chịu, được tạo ra từ than hoặc dầu đốt, và được sử dụng như một chất khử trùng, tẩy trắng hoặc bảo quản thực phẩm như là trái cây sấy khô. Nếu thường xuyên tiêu thụ phải loại chất này, sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ngộ độc, thậm chí gây tử vong. Cho nên, dịp Tết này, bạn nên hạn chế sử dụng trái cây sấy khô nếu không muốn “năm mới, bệnh mới”.

Hải sản khô

Tôm, tép hay các loại hải sản khác đều cung cấp một lượng đạm đáng kể, đặc biệt trong tôm khô, lượng đạm còn cao hơn nhiều lần so với tôm tươi, thịt bò.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, trong quá trình sơ chế, một số người chế biến vẫn phun thuốc trực tiếp lên sản phẩm hoặc dùng các hóa chất bảo quản quá liều lượng dẫn đến mất an toàn thực phẩm. Khi sử dụng phải những thực phẩm khô này, sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm và dẫn tới ung thư.

Bên cạnh đó, quá trình chế biến bảo quản và vận chuyển không đúng cách cũng khiếnthực phẩm khô dễ phát sinh nấm mốc. Thực phẩm khi bị nhiễm nấm chúng tiết ra độc tố Aflatoxin – đây là loại độc tố rất mạnh. Nếu chẳng may ăn phải các loại thực phẩm này, thì chỉ với một liều lượng rất nhỏ, Aflaxtoxin cũng đã có thể gây ngộ độc cấp tính cho các cơ quan nội tạng. Khi xâm nhập vào gan sẽ dẫn tới gan nhiễm mỡ, xơ gan và ung thư gan.

Không ai có thể dám chắc rằng, các loại thực phẩm khô này đã đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến hoặc vận chuyển, đặc biệt với điều kiện bảo quản khá sơ sài của người bán. Nhất là vào những ngày độ ẩm lớn, những sản phẩm khô thường “hút ẩm”, mà sản phẩm khô đã bị ẩm thì rất nhanh hỏng, không đảm bảo chất lượng.

ViCare khuyến cáo cẩn thận sử dụng thực phẩm khô trong dịp Tết Mậu Tuất

Nguyên tắc hàng đầu trongbảo quản thực phẩm khô là bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tùy từng loại thực phẩm mà cân nhắc có nên bảo quản trong ngăn mát hay ngăn đá của tủ lạnh. Chỉ chọn đồ khô có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, mua hàng tại các cơ sở có uy tín như siêu thị, đại lý ủy quyền. Đặc biệt, đối với những thực phẩm hải sản khô, sau khi mua về nên phơi lại 2-3 nắng cho thật khô. Để ngăn ngừa tiền ung thư gan, chúng ta tuyệt đối không sử dụng các loại thực phẩm có dấu hiệu nấm mốc, bên cạnh đó, nên thường xuyên sử dụng các sản phẩm giải độc và tăng cường chức năng gan để giữ cho lá gan luôn khỏe mạnh.

Trên đây là những thực phẩm khô mà gia đình chúng ta thường sử dụng trong mỗi dịp Tết. Hãy nâng cao cảnh giác và chú ý trong việc sử dụng những nguồn thực phẩm này để đảm bảo cho bạn và gia đình có một năm mới vui vẻ, khỏe mạnh và tràn ngập niềm vui.

Thu Trang

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!