Nên làm gì nếu bạn phải sinh mổ?

Chăm sóc mẹ - 04/27/2024

Những lời khuyên từ các chuyên gia Hello Bacsi sẽ giúp bạn hiểu hơn về sinh mổ và bạn sẽ biết làm gì nếu sinh mổ.

Có những trường hợp bạn buộc phải sinh mổ và đôi khi biết rằng mình cần phải sinh mổ thậm chí trước khi chuyển dạ theo lời khuyên của bác sĩ.

Tại sao bạn lại phải sinh mổ?

Bạn có thể yêu cầu một kế hoạch sinh mổ nếu:

  • Bạn đã từng sinh mổ trước đó và có một vết rạch tử cung thẳng đứng, lần sau bạn có nhiều khả năng phải “bắt thai” bằng phương pháp mổ. Điều này là tương đối hiếm vì hiện nay phương pháp mổ tiên tiến dùng đường rạch ngang. Hoặc trước đó bạn đã sinh mổ nhiều hơn một lần. Cả hai điều này sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ tử cung bị vỡ trong khi chuyển dạ. Nếu bạn đã sinh mổ trước đó và có một vết rạch ngang tử cung, bạn có thể là sinh thường sau sinh mổ. (Lưu ý rằng sẹo trên bụng của bạn có thể không đồ nhất với sẹo trên tử cung của bạn);
  • Bạn đã từng có một số phẫu thuật thâm nhập tử cung, chẳng hạn như phẫu thuật cắt bỏ u xơ tử cung;
  • Bạn mang đa thai. (Một số cặp song sinh có thể được sinh thường nhưng hầu hết thai đa sinh cần phải được sinh mổ).
  • Em bé trong bụng bạn rất lớn. Điều này đặc biệt có khả năng xảy ra nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường hoặc bạn đã từng sinh một em bé có kích thước nhỏ hơn nhưng bé lại bị chấn thương nghiêm trọng khi đang sinh thường;
  • Em bé trong bụng bạn đang nằm ở vị trí mông ra trước tiên hoặc ở vị trí nằm ngang;
  • Bạn có nhau thai tiền đạo;
  • Bạn có chướng ngại, chẳng hạn như một khối u lớn, sẽ làm cho một ca sinh nở trở nên khó khăn hoặc bất khả thi;
  • Các em bé bị dị tật, chẳng hạn các khuyết tật ống thần kinh, khiến cho việc sinh thường trở nên nguy hiểm;
  • Bạn bị HIV dương tính và các xét nghiệm máu được thực hiện gần cuối quá trình mang thai cho thấy bạn có một lượng virus cao trong cơ thể.

Làm gì nếu bạn phải sinh mổ?

Nếu biết mình phải thực hiện một ca sinh mổ, điều này có thể gây căng thẳng cho cả bạn và bạn đời của bạn. Thậm chí, những mong đợi của bạn về việc sinh con thường có thể đột ngột thay đổi. Tồi tệ hơn, những tin kiểu này thường đến khi bạn đang mệt mỏi và chán nản sau nhiều giờ đau đẻ. Ngoài ra, không có nhiều thời gian cho bác sĩ giải thích các thủ tục và trả lời các câu hỏi của bạn.

Nếu bạn lo lắng trong quá trình thực hiện sinh mổ, điều này hoàn toàn bình thường, nhưng đừng để những lo lắng ảnh hưởng quá nhiều đến bạn. Hầu như tất cả các bà mẹ và trẻ sơ sinh đều phục hồi tốt sau khi sinh mổ, và có rất ít vấn đề xảy ra. Mặc dù bạn có lẽ muốn một ca sinh thường qua âm đạo, nhưng hãy nhớ rằng sức khỏe của bạn và em bé quan trọng hơn nhiều so với việc bạn muốn phương pháp sinh nào.

Nếu bạn đã từng sinh mổ và bây giờ bạn phải sinh mổ lần nữa, hãy giải bày nỗi sợ hãi của bạn với bác sĩ, những người đỡ đẻ hoặc bạn đời của bạn. Sự chia sẻ cảm xúc sẽ làm cho bạn cảm thấy bớt lo lắng. Hãy nói với bản thân rằng bạn đã làm được nó lần trước và bạn sẽ làm được điều đó một lần nữa. Sự phục hồi sẽ dễ dàng hơn trong khoảng thời gian này bởi vì bạn biết trước điều gì sẽ xảy ra.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!